Nguyên tắc sử dụng đất theo quy định hiện hành

Nguyên tắc sử dụng đất theo quy định hiện hành

Nguyên tắc sử dụng đất theo luật pháp Việt Nam giúp quản lý đất đai hiệu quả và bền vững. Bài viết này của Công ty Luật TNHH HDS sẽ cùng tìm hiểu các nguyên tắc sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như nền kinh tế. Việc quản lý và sử dụng đất phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Các nguyên tắc cơ bản trong sử dụng đất đai.

Theo Điều 5 Luật đất đai năm 2024 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

1. Đúng mục đích sử dụng đất.

2. Bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên trên bề mặt, trong lòng đất.

3. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất.

4. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.

Cùng tìm hiểu chi tiết các nguyên tắc sử dụng đất theo quy định hiện hành.

Đúng mục đích sử dụng đất

Nguyên tắc sử dụng đất theo quy định hiện hành đầu tiên và quan trọng nhất trong sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích. Pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng việc phân loại đất theo mục đích sử dụng, bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

Ví dụ: Đất nông nghiệp phải được sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nếu muốn chuyển đổi sang mục đích khác như đất ở hoặc xây dựng công trình, phải có sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền.

Bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên trên bề mặt, trong lòng đất

Nguyên tắc này hướng đến việc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tránh lãng phí và khai thác tối ưu tiềm năng của đất bởi đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và hữu hạn.

Sử dụng đất hiệu quả còn bao gồm việc quy hoạch và kế hoạch để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đáp ứng nhu cầu về nhà ở, cơ sở hạ tầng mà vẫn bảo vệ tài nguyên lâu dài.

Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất

Nguyên tắc sử dụng đất theo quy định hiện hành còn bao gồm nguyên tắc về bảo vệ môi trường. Mọi hoạt động sử dụng đất đều phải đảm bảo không gây hại cho môi trường. Việc bảo vệ môi trường đất được xem là trách nhiệm của  xã hội, bao gồm cả người dân và doanh nghiệp. Các biện pháp cụ thể như chống xói mòn, bảo vệ tầng đất mặt, không sử dụng quá mức thuốc trừ sâu hoặc hóa chất độc hại đều phải được tuân thủ.

Công bằng trong việc sử dụng đất

Nguyên tắc sử dụng đất theo quy định hiện hành tiếp theo là nguyên tắc công bằng. Việc phân bổ và sử dụng đất phải đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng trong xã hội, bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Nhà nước sẽ điều chỉnh đất đai nhằm mục tiêu không gây ra sự chênh lệch quá mức giữa các đối tượng sử dụng đất.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Quy định chung

Căn cứ vào điều 26 Luật đất đai 2024 thì người sử dụng đất có 8 quyền chung sau:

  1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
  2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất sử dụng hợp pháp.
  3. Hưởng các lợi ích khi Nhà nước đầu tư để bảo vệ, cải tạo và phát triển đất nông nghiệp.
  4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp.
  5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  6. Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  7. Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  8. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai

Quyền chung ở trên được cụ thể hóa bằng các quyền năng cụ thể bao gồm Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

Căn cứ vào Điều 31 Luật đất đai, nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là:

  1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; thực hiện đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật.
  4. Thực hiện biện pháp bảo vệ đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.
  5. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  6. Tuân thủ quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  7. Bàn giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Quy định cụ thể

Đối với mỗi chủ thể khác nhau, Luật đất đai sẽ quy định cụ thể quyền riêng như sau:

  • Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất (quy định từ điều 32 – điều 36/Mục II)
  • Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất (quy định tại điều 37 – điều 39/ Mục III)
  • Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất (quy định tại điều 40 – điều 44/Mục IV)

Xem thêm:

Người sử dụng đất theo luật đất đai 2024

Những hành vi vi phạm về đất đai

Vi phạm trong sử dụng đất là vấn đề được luật pháp nghiêm cấm và có các biện pháp xử lý nghiêm khắc. Những hành vi vi phạm phổ biến bao gồm:

  • Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.
  • Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
  • Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.
  • Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
  • Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  • Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

Những vi phạm này có thể dẫn đến các hình phạt như bị phạt tiền, tước quyền sử dụng đất, thậm chí là khởi tố hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Việc tuân thủ các nguyên tắc sử dụng đất theo quy định hiện hành không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp mà còn giúp duy trì sự phát triển bền vững cho xã hội. Hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định về sử dụng đất là cách bảo vệ tài nguyên quý giá này cho các thế hệ tương lai.

Thông tin liên hệ

Bài viết liên quan

Quy định về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

Quy định về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

Chế độ tài sản của vợ chồng là một vấn đề quan trọng trong hôn nhân. Bài viết này, Công…

Công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?

Công chức có được kết hôn với người nước ngoài không?

Công chức có được kết hôn với người nước ngoài không? Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH…

Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ

Quy Định Về Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Của Con Đối Với Cha Mẹ

Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ không chỉ là một quy định pháp lý mà còn…

hình thức của giao dịch dân sự

Hình thức của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là những hành vi pháp lý của các cá nhân, tổ chức nhằm xác lập, thay…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *