DOANH NGHIỆP
Nguyên tắc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH MTV
Nghị định 89/2024/NĐ-CP quy định về chuyển đổi công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp. Việc chuyển đổi phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc kế thừa quyền, nghĩa vụ
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty nhà nước hoặc công ty con chưa chuyển đổi; được sử dụng toàn bộ tài sản, lao động, diện tích đất do công ty được chuyển đổi đang quản lý để tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty nhà nước hoặc công ty con chưa chuyển đổi gồm: các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng đất đai theo quy định pháp luật về đất đai, các nghĩa vụ và trách nhiệm khác;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kế thừa toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty nhà nước, công ty con chưa chuyển đổ
* Nguyên tắc kê khai và thực hiện đăng ký doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo đúng các thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Quyết định chuyển đổi công ty nhà nước, công ty con chưa chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (sau đây gọi tắt là Quyết định chuyển đổi). Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi chịu trách nhiệm về các thông tin đã phê duyệt tại Quyết định chuyển đổ
Đối với các thông tin không có tại Quyết định chuyển đổi, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin do doanh nghiệp tự kê khai.
- Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Người có thẩm quyền ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại Quyết định chuyển đổi;
- Việc ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định về đăng ký doanh nghiệ
* Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp
- Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
- Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết các tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp, giữa thành viên của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.
Sửa đổi quy định quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về quản lý cán bộ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Nghị định 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2019/NĐ-CP thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.
Trong đó sửa đổi quy định quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về quản lý cán bộ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với kiểm soát viên như sau:
- Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ quy mô của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban Kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn, quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức do mình quản lý làm Kiểm soát viên và có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho cán bộ, công chức khi thôi làm Kiểm soát viên.
Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Ngày 31/7/2024, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 08/2024/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Theo đó, điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được quy định cụ thể tại Điều 9 Thông tư 08/2024/TT-BLĐTBXH như sau:
- Việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được thực hiện khi có một trong các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và các điều kiện giải thể khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện giải thể sau khi hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các nghĩa vụ khác có liên quan và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản. Việc xử lý tài chính, tài sản khi giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
TÍN DỤNG
Chính sách tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Quyết định 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 quy định về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Theo đó, đối tượng được vay vốn bao gồm: Hộ gia đình cư trú tại vùng nông thôn nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú (sau đây gọi là khách hàng).
- Về điều kiện vay vốn: Khách hàng cư trú tại địa phương thuộc vùng nông thôn chưa có công trình cấp nước, công trình vệ sinh hộ gia đình hoặc đã có nhưng bị hư hỏng cần phải xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa.
- Về phương thức, việc vay vốn được Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị – xã hội.
Theo đó, Điều 6 Quyết định 10/2024/QĐ-TTg quy định mức cho vay tối đa là 25 triệu đồng/01 loại công trình/khách hàng. Khách hàng được vay vốn để đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 02 loại công trình nước và vệ sinh môi trường hộ gia đình với điều kiện tổng dư nợ mỗi loại công trình không vượt quá mức cho vay tối đa của mỗi loại công trình.
- Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với khách hàng nhưng chỉ tối đa trong 60 tháng (05 năm).
- Lãi suất cho vay là 9%/năm, nếu không trả đúng hạn, khách hàng phải trả thêm lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách quy định tại Quyết định 10/2024/QĐ-TTg để trục lợi, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải bồi thường, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
NÔNG NGHIỆP
Nội dung và mức hỗ trợ trong chính sách hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn
Ngày 01/8/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Trong đó có quy định về nội dung và mức hỗ trợ trong chính sách hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn như sau:
- Hỗ trợ 100% chi phí về vật tư phối giống nhân tạo gia súc gồm tinh đông lạnh, Nitơ lỏng, găng tay và dụng cụ dẫn tinh để phối giống cho trâu, bò cái; tối đa 03 liều tinh/lần có chửa đối với trâu, bò sữa và 02 liều tinh/lần có chửa đối với bò thịt.
- Hỗ trợ 100% chi phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ tối đa 02 liều tinh/lần phối giống và tối đa 06 liều tinh/nái/năm.
- Hỗ trợ chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) theo chi phí thực tế tối đa 02 tháng lương cơ bản/người/khóa.
- Hỗ trợ một lần không quá 30% chi phí mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); mức hỗ trợ tối đa không quá 05 triệu đồng/bình/người.
Hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò), mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/con phối giống có chửa.
Tải xuống: BTPL.9-2024.pdf (2 downloads )