Thủ tục thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục

Trong bối cảnh nhu cầu đào tạo nghề ngày càng cao, việc thành lập một cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục không chỉ là một cơ hội kinh doanh tiềm năng mà còn là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc thiết lập một cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục đòi hỏi phải tuân thủ nhiều quy định và thủ tục pháp lý để đảm bảo hoạt động hợp pháp và hiệu quả.

Trong bài viết này, Công ty Luật TNHH HDS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này, bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước cần thiết để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, từ việc chuẩn bị hồ sơ, xin cấp phép đến việc thực hiện các quy định liên quan. Hãy cùng khám phá những thông tin quan trọng và các lưu ý cần thiết để bạn có thể khởi đầu dự án của mình một cách suôn sẻ và thành công.

Căn cứ pháp lý

  • Luật giáo dục nghề nghiệp 2014;
  • Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?

Căn cứ điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 5 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 thì Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.

Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục

Căn cứ Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, khoản 3 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP, điều kiện thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục bao gồm:

  1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định;
  2. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2;
  3. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng và được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp nhưng không bao gồm giá trị về đất đai.

Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục

Căn cứ Điều 6 Nghị định 143/2016/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi, bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 5, khoản 1 Điều 6 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, khoản 3 Điều 1 và điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP, hồ sơ thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp quy định như sau:

  1. Văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục;
  2. Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
  3. Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy;
  4. Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo bản sao biên lai (nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) hoặc minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định;
  5. Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
  6. Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản.

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

Thẩm quyền cấp phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.

Căn cứ Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.

Trình tự, thủ tục thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.

Căn cứ Điều 8 Nghị định 143/2016/NĐ-CP, khoản  5 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP  thì trình tự, thủ tục cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định như sau:

Phương thức nộp hồ sơ đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Nghị định này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục đặt trụ sở chính.

Kiểm tra hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc thì:

(1) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, gửi Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định) để tổ chức thẩm định;

(2) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thẩm định hồ sơ thành lập thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng thẩm định.
  • Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, các thành viên là đại diện một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo kết quả thẩm định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trường hợp hồ sơ cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận thẩm định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục. Trường hợp không quyết định thành lập, không cho phép thành lập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Công khai và gửi quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc hoặc quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.

Nhìn chung

Việc thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý. Từ việc chuẩn bị hồ sơ, xin cấp phép đến việc triển khai các quy định liên quan, mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của cơ sở giáo dục. Hiểu rõ và thực hiện đúng các thủ tục này không chỉ giúp bạn tránh những rủi ro pháp lý mà còn góp phần xây dựng một cơ sở đào tạo chất lượng và uy tín.

Tại Công ty Luật TNHH HDS, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ toàn diện cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu rộng về các quy định pháp lý, Công ty Luật TNHH HDS cam kết đồng hành cùng bạn trong từng bước của quy trình thành lập, từ việc chuẩn bị hồ sơ đến việc xin cấp phép và tuân thủ các quy định sau khi đi vào hoạt động.

Thông tin liên hệ

 

Bài viết liên quan

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn của doanh nghiệp: Quy định và Ý nghĩa 

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn là gì? Tên doanh nghiệp không chỉ là một yếu tố nhận diện…

Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước

Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước

Hãy cùng Công ty Luật TNHH HDS chia sẻ thông tin chi tiết về Quyền sử dụng sáng chế nhân…

Hiểu Thế Nào Là Làm Việc Không Trọn Thời Gian?

Trong thế giới lao động hiện đại, hình thức làm việc không trọn thời gian (hay còn gọi là làm…

các phương thức bảo vệ quyền dân sự

Các Phương Thức Bảo Vệ Quyền Dân Sự

Các phương thức bảo vệ quyền dân sự là một trong những phương thức quan trọng để tự bảo vệ…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *