VI PHẠM NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG

vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

Trong lĩnh vực pháp lý, vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là một vấn đề quan trọng và thường gặp. Đây là khi một bên trong hợp đồng không thực hiện đúng hoặc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà họ đã cam kết theo hợp đồng đã ký kết. Vi phạm này có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý và tài chính nghiêm trọng, và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường hoặc yêu cầu thực hiện hợp đồng.

Hãy cùng Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu về bài viết dưới đây. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, các loại vi phạm, và các biện pháp pháp lý có thể được áp dụng.

Khái Niệm Vi Phạm Nghĩa Vụ Trong Hợp Đồng

Vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng được định nghĩa là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ mà bên vi phạm đã cam kết theo hợp đồng. Nghĩa vụ trong hợp đồng là các trách nhiệm pháp lý mà các bên phải tuân thủ, bao gồm cả việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hoặc thực hiện các hành động theo thỏa thuận.

Các Hình Thức Vi Phạm Nghĩa Vụ Trong Hợp Đồng 

  • Vi phạm toàn bộ: Khi một bên không thực hiện toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng. Ví dụ, nếu hợp đồng mua bán yêu cầu giao hàng vào ngày nhất định mà bên bán không giao hàng, đó là vi phạm toàn bộ.
  • Vi phạm một phần: Khi một bên thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng không hoàn thành phần còn lại. Ví dụ, nếu bên bán giao hàng nhưng không đầy đủ số lượng như đã thỏa thuận.
  • Vi phạm chậm trễ: Khi một bên thực hiện nghĩa vụ nhưng không đúng thời gian đã cam kết.
  • Vi phạm chất lượng: Khi sản phẩm hoặc dịch vụ không đáp ứng tiêu chuẩn hoặc yêu cầu chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

Buộc thực hiện đúng hợp đồng

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng được hiểu là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc đúng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện
  • Đ352 BLDS 2015: Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Thuật ngữ buộc thực hiện đúng hợp đồng và tiếp tục thể hiện nghĩa vụ là như nhau
  • Nguyên tắc này không phải tuyệt đối mà nó có giới hạn để tránh trường hợp bên có quyền lạm quyền thái quá.

Huỷ bỏ vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

  • Việc vi phạm hợp đồng của 1 bên cho phép bên có quyền được từ chối tiếp nhận việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của bên kia và từ chối thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng của mình. Hợp đồng trong trường hợp này sẽ bị huỷ bỏ.
  • Quyền huỷ bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng quy định tại K1Đ423 và K1Đ428

Bồi thường thiệt hại 

Bồi thường thiệt hại là chế tài quan trọng và phổ biến nhất để xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng. Theo đó, Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

=> Điều này đáp ứng yêu cầu của sự an toàn pháp lý, khuyến khích các chủ thể luật tư tham gia giao dịch và phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Nguyên tắc bồi thường có thể dẫn tới hệ quả: bên bị vi phạm sẽ đưa ra các kỳ vọng quá mức. Cần các điều kiện mang tính xác định của thiệt hại và bên có quyền đã nỗ lực giảm thiểu thiệt hại.

Tính xác định của thiệt hại

Bên bị thiệt hại phải chỉ ra rằng thiệt hại mà họ gánh chịu là có thể xác định một cách hợp lý. Việc xác định như vậy không phải là loại trừ bồi thường thiệt hại chưa xảy ra mà là việc nhấn mạnh các thiệt hại bồi thường phải có mối liên hệ nhân quả với hành vi không thực hiện. Bên vi phạm sẽ không phải bồi thường cho bên bị vi phạm những thiệt hại có thể tránh được nếu bên bị vi phạm thể hiện những biện pháp cần thiết để giảm nhẹ thiệt hại đó. Khi đó bên bị vi phạm có quyền đòi đền bù chi những chi phí hợp lý đó. 

Phạt vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

Bản chất của chế tài này là việc pháp luật tôn trọng tự do hợp đồng thông qua việc cho phép các bên được thỏa thuận trước rằng khi một bên vi phạm hợp đồng sẽ dẫn đến việc bên đó phải gánh chịu nghĩa vụ trả một khoản tiền ấn định trước cho phía bên kia. Về mức phạt tối đa mà các bên có thể thỏa thuận: không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Đ 301 LTM 2015

Kết luận

Vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cả hai bên trong giao dịch. HDS  hy vọng việc hiểu rõ hiểu rõ khái niệm và hậu quả của vi phạm sẽ giúp các bên quản lý rủi ro và bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự

Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự

Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự là những quy định pháp luật nhằm bảo đảm sự cân bằng…

Quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng

Quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng là trách nhiệm của một cá nhân phải cung cấp các khoản tiền hoặc tài sản…

Quy định về tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 

……………….. Cùng Công ty Luật TNHH HDS tìm hiểu về nội dung này qua bài viết bên dưới Tên doanh nghiệp…

Trích lục kết hôn có thời hạn bao lâu?

Trích lục kết hôn có thời hạn bao lâu?

Trích lục kết hôn có thời hạn bao lâu? Liệu giấy tờ này có thời hạn hay không, và những…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *